Bánh chưng là loại bánh đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước từ những câu chuyện về sự tích bánh chưng, bánh dày. Trải qua quãng thời gian dài đằng đẵng ấy, bánh chưng vẫn là loại bánh giữ một vị thế bô cùng quan trọng và cùng với nó là giá trị lịch sử luôn được nâng lên theo thời gian. Đó cũng là một trong những lý do chính mà món ăn đặc trưng này luôn có một bị trí quan trọng trong những ngày đầu năm mới. Trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết của mỗi gia đình Việt chắc chắn không thể thiếu được cặp bánh chưng xanh để làm món quà bày tỏ lòng biết ơn đến những các vị tôt tiên đã phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình suốt một năm qua.
Bánh chưng không chỉ là một món ăn truyền thống ngày Tết miền Bắc mà đó còn là cơ hội để để gia đình sum họp, quây quần bên nồi bánh chưng canh, kể cho nhau nghe những chuyện buồn vui và những định hướng cho tương lai sắp tới. Ngoài việc là biểu tượng của ngày Tết, của mâm cơm cổ truyền miền Bắc, bánh chưng còn là món quà truyền thống đặc sắc để biếu tặng khách, đối tác thể hiện những mong ước tốt lành, ẩn chứa nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần độc đáo và thú vị.
Đêm giao thừa là thời điểm được mọi người đánh giá là thời gian tối tăm nhất. Chính vì vậy, mà mỗi người thường cúng 1 con gà trong lúc giao thừa với hy vọng sẽ đánh thức mặt trời cho một năm đủ đầy ánh sáng. Đồng thời thể hiện mong ước “vạn sự như ý”, rũ bỏ những điều không tốt của năm cũ và đón chờ những làn gió, mới sức sống mới.
Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc, món nem rán là một món ăn vô cùng đặc trưng và là một phần không thể thiếu. Nem truyền thống của miền Bắc có phần nhân gồm các nguyên liệu chính như thịt, mộc nhĩ, cà rốt, nấm hương, giá đỗ, trứng gà,... Ngoài ra, thùy theo sở thích của từng nhà thì ta có thể cho thêm thịt tôm hoặc các loại hải sản khác. Những chiếc nem trong mâm cơm Tết đều không chỉ ngon về hương vị mà còn phải đẹp về hình thức. Những cuốn nem ngon và đạt chuẩn phải có vỏ ngoài được chiên vàng óng, nhân bên trong vẫn giữ được độ ẩm, thơm và mềm.
Góp phần bắt miệng cho món nem rán thì ta không thể không nhắc đến những bát nước chấm chua ngọt. Nước chấm ngon không chỉ nâng tầm hương vị mà còn khiến món nem ăn không bị ngán. Chính vì thế nước chấm nem rán phải pha thật khéo điều hòa giữa vị mặn của nước mắm ngon, vị ngọt của mì chính, đường, vị chua của chanh (hay giấm) rồi hòa chung với nước lọc, thêm vào ít tỏi băm nhỏ, vài lát ớt tươi sao cho vừa đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, dậy mùi thơm của tỏi, ớt.
Là một món ăn truyền thống đã có từ lâu đời, giò lụa là một món ăn rất phổ biến trong những bữa ăn của người dân Việt Nam và là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết. Giò lụa truyền thống được làm từ 3 nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn kết hợp cùng nước mắm ngon, các gia vị khác để tăng phần đậm đà… Sau đó phần giò sống được bọc lại trong lá chuối xanh và bỏ vào khuôn để đem luộc chín. Khi bày cỗ, giò thường được thái theo khoanh, chia thành từng miếng gọn gàng, sắp xếp đẹp mắt và dễ gắp. Miếng giò ngon phải có màu sắc tươi tắn, đậm mùi thịt. Theo các cụ truyền lại, những khoanh giò có lớp có ý nghĩa rất đẹp là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Đó cũng chính là lý do giò lụa luôn được lựa chọn để xuất hiện và thưởng thức trong những ngày Tết. Không chỉ là một món ăn truyền thống thơm ngon mà ta cũng có thể dùng giò lụa như một món quà Tết để biếu tặng ngày Tết.
Càng tìm hiểu thì ta càng mới thấy mâm cơm ngày Tết đã được ông cha ta nghiên cứu, kết hợp hài hòa đến mức độ nào. Một mâm cơn ngày Tết không chỉ dừng ở việc bày biện các món ăn sao cho đẹp mắt mà còn bản thân hương vị của chúng cũng phải hòa hợp lại với nhau sao cho không món nào khắc món ăn nào. Đó chính là lý do. cùng với rất nhiều những món ăn như thịt, cá,... dưa hành lại chiếm giữ một vị trí rất đặc biệt và là món ăn đặc trưng của mâm cơm người miền Bắc.
Dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều dầu mỡ để cho đỡ ngán. Dưa hành chỉ chiếm một phần nhỏ trong mâm cơm nhưng nhờ nó mà người thưởng thức thấy ngon miệng hơn trong suốt những bữa ăn. Vị cay cay, chua chua dịu nhẹ giúp dễ tiêu hóa, giảm bớt độ ngấy và mang lại cảm giác ngon miệng. Nếu đã chán những món thịt hay những món chiên rán trong suốt những ngày Tết thì chỉ cần có một đĩa hành ngâm kèm thêm chút mắm để chấm là ta vẫn có một bữa cơm vô cùng ngon miệng.
Thịt đông có lẽ là món ăn khác biệt và thể hiện đặc trưng của miền Bắc rõ ràng nhất. Bởi chính nhờ khí hậu lạnh giá vào mùa Đông - Xuân mà chỉ có ở khu vực này mới tạo ra được món thịt đông ngon và chất lượng nhất. Món ăn được làm từ tai heo, thịt chân giò, bì heo, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu và xíu gia vị. Tất cả các nguyên liệu đều được ninh nhừ, tạo nên sự hoà quyện, tinh tuý từ những hương vị đặc trưng sánh lại với nhau. Bởi vậy, món thịt đông trong mâm cỗ như lời cầu chúc cho sự gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món ăn còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập