Trải qua hàng trăm năm được ưu ái lưu giữ bởi những nghệ nhân mảnh đất Hà Thành, ô mai đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền, Cứ mỗi dịp Tết đến gần kề, hương vị ô mai đi cùng với màu sắc rực rỡ của đủ loại bánh kẹo cổ truyền khác lại khiến cho mâm quà Tết trở thành lời cầu chúc bình an, may mắn cho năm mới.
Ảnh minh họa
Những dịp Tết xưa, cảnh tượng nhà nhà đỏ lửa nấu đường, chuẩn bị làm mứt, làm ô mai lại xuất hiện, như đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Để đón khách tới thăm nhà, và cũng là để thỏa mãn vị giác cho chính gia chủ thì một khay quà không chỉ bày đơn điệu một loại ô mai mà loại có đủ loại từ mơ, mận, sấu, khế… Trong những ngày Tết thường xuyên ăn nhậu, dạ dày luôn ở độ no đầy tròn căng mà miệng lại vẫn muốn nhâm nhi gì đó nhẹ nhàng, không ăn lấy no thì ô mai là sự lựa chọn phù hợp nhất. Món đặc sản có vị chua dịu, ngọt ngào mà lại có cả vị cay, bùi tùy thích.
Không ai biết chính xác ô mai có bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào. Dân gian tương truyền, món ăn này từng được xem là một vị thuốc bắc quý mà ban đầu chỉ được dâng lên cho vua chua. Những viên ô mai đủ vị được tạo nên bởi vô vàn nguyên liệu khác nhau: mận, chanh, me, sấu, khế, mơ, quất… đều có thể được bàn tay người nghệ nhân khéo léo chế biến thành món ô mai Hà Nội. Từng lứa quả tươi ngon nhất tẩm ướp với gia vị ‘bí mật’ rồi thì được đem đi phơi khô, sấy khô hoặc ngào đường. Nghe thì đơn giản thế, nhưng ô mai có rất nhiều công thức mà “mỗi loại một vẻ, mười phân vẹn mười”, điển hình như chỉ trái mận thôi đã có nào là mận xào chua cay, mận chua mặn ngọt, mận xào gừng, mận hậu ngũ vị… Người miền Nam gọi ô mai là xí muội, dựa trên phiên âm Quảng Đông.
Giữa những bánh chưng xanh, nhưng thịt mỡ dưa hành dễ ngán thì sự xuất hiện của món ô mai dùng để ăn chơi, thết khách trên khay mứt cổ truyền làm cho văn hóa ẩm thực Tết của người Việt trở nên trọn vẹn. Nhấp một ngụm trà nóng đắng nhè nhẹ rồi thưởng một viên ô mai từ cay nồng đến mặn ngọt, chua chua giúp đẩy đưa câu chuyện ngày Tết thêm phần rôm rả. Bản thân ô mai là còn được coi như vị thuốc y học cổ truyền có tính mát, lợi họng, giảm ho, giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, trị cảm, đau nửa đầu.
Món ô mai dung dị là vậy nhưng được kết tinh từ bao ý nghĩa văn hóa sâu sắc của dân tộc. Người xưa cho rằng, thức quà Tết ý nghĩa phải có đủ chua, cay, mặn, ngọt – đại diện cho những thăng trầm của cuộc sống và 4 mùa mưa thuận gió hòa. Dư vị ngọt của ô mai còn làm cho tình xóm giềng, nghĩa bè bạn thêm thân thiết và đầm ấm. Cũng vì thế mà ô mai biểu trưng cho sum vầy, đặc biệt là khi được bày biện cùng với những đặc sản trăm miền khác trên khay quà Tết. Cứ như vậy, từng hộp ô mai xuất hiện trang trọng, chứa tấm lòng thành đặt trên bàn thờ gia tiên. Ô mai tặng nhau ngày Tết lại trở thành lời tâm tình, chúc tụng sâu sắc đầy ý vị.
Trong nét văn hóa ẩm thực Hà Thành, ô mai lại càng chiếm một vị trí đặc biệt. Thanh lịch và tinh tế, không ngọt sắc, không chua đậm hay cay gắt; ô mai giống như đại diện cho không chỉ món ngon, mà còn cho cả con người của mảnh đất cố đô ngàn năm văn hiến này. Người Tràng An cho rằng thấy ô mai là thấy Tết, là gợi lại hương vị quê nhà cho những người con xa xứ. Để mỗi khi Tết đến, ô mai lại nằm gọn trong khay mứt trên bàn trà, như muốn thay chữ “nhà” gợi trăm xúc cảm thiêng liêng.
Ô mai ăn vào thời điểm nào trong năm cũng khoái khẩu, nhưng giáp Tết lại càng được tìm mua nhiều hơn. Đến Hà Nội mua ô mai thì nhất định phải tới phố Hàng Đường – con phố cổ có đủ loại bánh kẹo làm từ mật và đường, từ những nhà gia truyền đến những thương hiệu nổi tiếng. Mỗi nơi có một phong vị riêng, với cách bài trí riêng. Ngày nay, để nâng tầm vị thế của món ăn dân dã này, những viên ô mai nhỏ bé đã được nằm trong từng chiếc hộp cứng cáp, nhìn vào là thấy vị giác được kích thích bởi vẻ ngọt ngon đặc trưng.
Nằm trên con phố ô mai nổi tiếng, ô mai Hồng Lam là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc hiện đại hóa quy trình sản xuất các sản phẩm ô mai và mứt cổ truyền. Bén duyên với thức quà đầy “tình” riêng của người Tràng An, Hồng Lam mang trong mình sứ mệnh “kết nối nhân gian” qua từng sản phẩm chất lượng với hàng trăm công thức truyền thống từ nhiều vùng miền. Sau 25 năm, ô mai Hồng Lam đã khẳng định vị thế “tinh hoa quà Việt”, đem hương vị Tết Hà Thành đến mọi miền Tổ quốc.
Dịp Tết Tân Sửu 2021, tặng gia đình, bè bạn một hộp quà Tết Hồng Lam hay cùng nhâm nhi những viên mơ dẻo chùa Hương, sấu bao tử… cùng người thân trước thềm giao thừa sẽ là cách để hướng về giá trị truyền thống, sưởi ấm “Tết nay” bằng màu sắc cổ truyền.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập