Ngày đầu năm mới thăm viếng nhau, tặng nhau món quà chân tình là lời chúc mừng năm mới đầy ý nghĩa, mong cho người nhận quà được một năm thuận lợi an khang. Vậy mỗi món quà biếu trong Tết cổ truyền mang đến những ý nghĩa tốt đẹp nào ? Hãy cùng Hồng Lam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Văn hóa quà tặng trong Tết cổ truyền Việt Nam.
Tặng quà Tết cổ truyền là một nét văn hóa vô cùng đẹp đẽ của người Việt ta từ bao đời nay. Người ta thường tặng nhau những món quà ý nghĩa để thay cho lời cảm ơn đồng thời thể hiện sự quan tâm và biết ơn đến người nhận qua một năm dài. Những món quà có thể không mang giá trị vật chất lớn lao, nhưng đó là cái tình và lời cầu chúc chân thành mà người biếu muốn gửi trao cho người nhận. Mỗi món quà trao đi đều mang một ý nghĩa rất riêng và kèm theo đó là tấm chân tình của người nhận.
Những món quà ý nghĩa nên tặng ngày Tết cổ truyền
1. Quà tết cổ truyền: Các loại hoa mùa xuân
Mai, đào, cúc vàng, cây quất, … là những loại cây rất được nhiều nhà trưng bày vào dịp tết. Đây là những loại cây mang ý nghĩa phát tài, may mắn, đoàn viên cho gia chủ nên thường được trang trí trong nhà ngày tết. Chính vì vậy, đây là những loài hoa được lựa chọn để tặng nhau nhiều nhất bởi nó không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp mà còn mang không khí Tết về cho nhà gia chủ. Ngoài ra khi đến
Tết cổ truyền, người ta cũng tặng nhau những chậu cây cảnh, chậu phong lan,... để biếu nhau ngày Tết.
2. Quà tết cổ truyền: Bánh chưng, bánh tét
Ngày nay, khi cuộc sống bận rộn con người thường chọn mua những chiếc bánh chưng được bán sẵn ngoài hàng. Tuy nhiên trong
Tết cổ truyền, vẫn có rất nhiều gia đình tự tay gói và canh những nồi bánh chưng xanh. Mỗi lần cho ra được một mẻ bánh ngon, hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng, bánh tét thường dùng để cúng tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm may mắn.
3. Quà tết cổ truyền: Câu đối đỏ
Từ lâu, mỗi độ xuân về, người ta lại thấy hình ảnh những ông đồ già bên mưc tàu giấy đỏ. Việc xin câu đối trong ngày đầu xuân năm mới dường như đã trở thành hoạt động không thể thiếu của mỗi gia đình. Các câu đối trên nền giấy đỏ thường là những lời chúc tết ý nghĩa cầu mong sự bình anh, hạnh phúc, giàu có và thịnh vượng cho những ai nhận được câu chúc đó. Chính vì vậy,câu đối đỏ cũng là một món quà rất ý nghĩa để mọi người trao tặng nhau trong dịp
Tết cổ truyền.
4. Quà tết cổ truyền: Tranh treo tường
Ngày nay, trong dịp Tết người ta cũng vẫn thường tặng nhau các bộ tranh Tứ quý hay Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Đây đều là những bộ tranh mang ý nghĩa đem lại may mắn cho gia chủ, chúc gia chủ được trường thọ và sự đoàn viên ấm áp. Ngoài ra những bộ tranh phong cảnh cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm
quà Tết cổ truyền.
5. Quà tết cổ truyền: Ô mai
Là một trong những đặc sản mang đậm hương vị Hà Thành, ô mai từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong khay bánh kẹo, là món quà đặc biệt trao gửi lời cảm ơn cùng lời chúc năm mới Sức khoẻ, Bình An tới người thân, bạn bè, đối tác mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Được tuyển chọn từ kỹ càng từ vùng nguyên liệu cho đến khâu chế biến thành phẩm cùng với chất lượng và hương vị hảo hạng,
ô mai Hồng Lam là thương hiệu được yêu thích nhất bởi người tiêu dùng. Hiện tại Hồng Lam đã có
những bộ quà, hộp quà phù hợp nhất để bạn có thể tham khảo trong dịp
Tết cổ truyền Quý Mão đang đến rất gần.
6. Quà tết cổ truyền: Bánh mứt
Bánh, kẹo, mứt… là những món ăn nhất định không thể thiếu trong bàn tiệc đón khách ngày đầu xuân năm mới. Đây không chỉ là những món ăn chiêu đãi bạn bè, người thân đến chơi nhà mà còn là cầu nối để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức, chuyện trò. Chính vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc lựa chọn sản phẩm nào để chọn là
quà Tết cổ truyền để biếu tặng thì bánh, kẹo, mứt… sẽ là những ưu tiên hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua.
7. Quà tết cổ truyền: Trà
Đã gọi là bàn trà Tết thì thứ chắc chắn không thể thiếu là ấm trà nóng nghi ngút khói để thưởng cùng những thức quà nói trên. Trà là đại diện cho sự hiếu khách. Không có câu chuyện nào mà trà chưa từng được chứng kiến: từ những cuộc trò chuyện thân tình hàng ngày đến lời chia buồn trong lễ ma chay, rồi lời chúc phúc trong từng đám cưới; và đến ngày Tết là lời chúc sức khỏe, thịnh vượng, hay những câu chuyện cũ…
Tết đến Xuân về không chỉ là dịp để gia đình vui vầy, mà còn là lúc để chúng ta “ôn lại” những ký ức về tuổi thơ, về nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, mà hiện thực đấy chính là những món ăn dân dã thảo thơm. Đó cũng là lúc những câu chuyện Tết được “kể” lại bằng những thức quà đặc sản trên mâm cỗ truyền thống.