Trong ngày tết đoàn viên, không thể thiếu một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng như dành cho các em nhỏ phá cỗ đêm trăng. Trong bài viết này, Hồng Lam sẽ chỉ cho bạn “Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản, đẹp mắt” trong dịp Trung thu này nhé!
Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 08 âm lịch hàng năm. Ngoài những loại bánh trung thu quen thuộc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ cúng gia tiên ngày rằm cũng như cho trẻ con phá cỗ không thể vắng bóng.
Đúng như tên gọi, mâm ngũ quả Trung thu thường bao gồm 5 loại quả khác nhau, chủ đạo trong mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa mong cầu bình an, vui vẻ, hạnh phúc,...
Mâm ngũ quả tượng trưng cho: Kim, Mộc, Thủy Hỏa, Thổ, hài hòa với đất trời.
Ý nghĩa mâm ngũ quả tết Trung thu
Những loại quả thường được sử dụng để bày biện trên mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, hồng, lựu, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh mang tính dương, có quả chín mang tính âm thể hiện sự kết hợp âm dương, cân bằng trong vũ trụ.
Nải chuối chín thơm cùng những quả hồng đỏ rực rỡ mang theo ý nghĩa sinh sổi nảy nở nhiều hy vọng. Quả na càng nhiều mắt càng đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ, hay những quả bưởi xanh mướt tượng trưng cho sự mát lành tốt đẹp, quả lựu là đại diện của may mắn, ngọt ngào.
Tuy nhiên theo từng vùng miền khác nhau loại có những hoa quả khác nhau, mùa nào thức nấy, miễn sao cho màu sắc hài hòa, phù hợp.
Cụ thể, ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Nải chuối được đặt ở giữa sau đó đặt các trái còn lại lên trên, có thể thay bưởi bằng quả phật thủ.
Ở miền Trung, mâm ngũ quả tết Trung thu đơn giản hơn, gồm đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối…
Ở miền Nam, mâm ngũ quả được chuẩn bị cầu kỳ, bao gồm các loại quả với ý nghĩa đầy đủ, sung túc, như: đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung…
Mỗi người khác nhau với tính sáng tạo và sở thích khác nhau lại có cho mình những cách biến đổi linh hoạt để có một mâm ngũ quả trung thu đầy sinh động.
Lựa chọn một mâm to và sạch sẽ để sắp xếp các đồ vật.
Đặt bánh Trung thu vào tâm của mâm, có thể sắp xếp chúng thành hình hoa hoặc sao để tạo điểm nhấn.
Đặt lồng đèn phía sau bánh Trung thu, chọn lựa lồng đèn có màu sắc phù hợp với bánh.
Sắp xếp mâm ngũ quả ở hai bên của bánh Trung thu, xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ hoặc từ quả chín đến quả xanh.
Bày các loại bánh kẹo ở phía trước của bánh Trung thu, có thể chọn các loại có màu sắc và hương vị đa dạng.
Còn các món cúng gia đình có thể bày biện theo thói quen của riêng mình.
Bánh trung thu: Một cặp bánh gồm bánh dẻo vào bánh nướng.
Các loại hoa quả mùa thu như nhãn, na, bưởi, ổi,...
Bánh kẹo: các loại bánh kẹo ngọt cho trẻ em.
Đèn trung thu: Lồng đèn trung thu có thể là đèn ông sao hoặc đèn cá chép, đèn hoa sen,...
Chuẩn bị:
1 quả bưởi
1 trái cam
Nửa trái đu đủ
Cách thực hiện:
Bước 1: Gọt bỏ phần vỏ xanh của trái bưởi, tách múi và tạo hình bộ lông xù.
Bước 2: Ghim trái cam vào phần đầu của trái đu đủ để làm phần khung, dùng tăm gắn bộ lông xù bằng bưởi lên khung để tạo hình chú cún đáng yêu.
Bước 3: Dùng hạt nhãn hoặc hạt na để làm mắt cho cún, thắt một chiếc nơ xinh lên phần cổ.
Cách tạo hình chú chó bưởi
Chuẩn bị:
1 quả thanh long trắng
Nhãn
Vỏ bưởi
Cách thực hiện
Bước 1: Cắt vỏ bưởi để tạo hình vây cá, 1 vây lưng và 2 vây nhỏ hai bên.
Bước 2: Dùng dao cắt xéo hình tam giác ở đầu trái thanh long để tạo hình miệng cá, khoét dọc thân trái thanh long để gắn phần vây.
Bước 3: Dùng hạt nhãn để tạo hình mắt cá.
Cách tạo hình chú cá bằng thanh long
Chọn nải chuối còn xanh tươi, vỏ mướt, không bị đốm đen, dáng hơi cong và có từ 12 - 16 quả.
Chọn trái cây còn tươi, không bị dập úng.
Không nên rửa quả trước khi cúng để tránh bị hỏng, bạn chỉ nên dùng khăn lau bụi là được.
Mong rằng bài viết trên đã cho bạn những gợi ý đơn giản để bài trí mâm ngũ quả dịp Trung thu lần này trông thật đẹp mắt, sinh động. Hồng Lam chúc các bạn có một mùa Trung thu vui vẻ, ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập