Ngay từ tháng 3, tháng 4, quả vải cũng đã chín, thứ vải mà dân gian thường gọi là vải tu hú. Tuy nhiên, nếu muốn được tận hưởng hương vị trái vải ngon của “đệ nhất vải” thì phải sang tháng 5, khi nắng chớm gay gắt, ve rộn tiếng kêu. Đó chính là báo hiệu thời gian vải thiều chín rộ!
Tháng 5 - tháng của những trái vải ngọt lịm
Vải hay còn có tên tiếng Hán là Lệ chi. Quả vải được biết đến là một cống phẩm dành cho vua chúa thời xưa. Chỉ những vị vua chúa, quý tộc mới được thưởng thức thứ quả ngon ngọt này. Theo tài liệu ghi chép Nam Phương Thảo Mộc Trạng, năm 111 TCN, Hán Vũ Đế (Trung Quốc) đã sai đem 100 cây vải sang miền Giao Chỉ (miền Bắc Việt Nam hiện nay) để trồng. Tuy nhiên, không cây nào sống sót, vì thế, Hán Vũ Đế bắt quận Giao Chỉ hàng năm phải cống nạp thứ quả này.
Cũng theo nhiều tài liệu cho biết, Dương Quý Phi đời Đường rất thích ăn vải, vị quý phi này còn ưu ái đặt tên cho quả lệ chi là “phi tử tiếu” tức “nụ cười Dương phi” nên vua Đường Huyền Tông thường xuyên yêu cầu nước Nam cống nạp vải.
Ở Việt Nam, quả vải được biết đến nhiều nhất trong vụ án oan “Lệ Chi Viên” năm 1442, vụ án tại vườn vải khiến Hành khiển Nguyễn Trãi cùng ái phi là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị quy tội chết, chu di tam tộc.
Vải thiều trứ danh
Nhiều tài liệu cho rằng, đến thế kỷ 20, thời vua Tự Đức, Cụ Hoàng Văn Cơm (tự là Phúc Thành) huyện Thanh Hà mang hạt vải thiều về ươm, trồng tại quê nhà Thanh Hà, nơi đất ven sông Hồng màu mỡ. Từ đó, vải thiều được trồng và nhân rộng rãi khắp vùng Hải Dương và các khu vực lân cận. Mặc dù được chiết và trồng ở nhiều vùng khác nhau, nhưng vải thiều Thanh Hà vẫn là thứ quả ngon nhất. Chùm vải to vừa phải, đều quả, không đỏ, không chín quá. Khi bóc múi, cùi vải mọng nước, hạt nhỏ, sun lại, khi ăn có cảm giác tự tan trong miệng, vị se, chua chát rồi ngọt dần. Một hương vị vải mà không nơi nào có được.
Ngoài thủ phủ vải Thanh Hà thì vải thiều ở một số tỉnh thành khác cũng rất được ưa chuộng. Phải kể đến đó là Vải thiều Đông Triều (Quảng Nam), vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang.
Mỗi vùng đất khác nhau thời gian chín sẽ khác nhau, vải chín sớm nhất ở Đông Triều, rồi tới vải Chí Linh, vải Lục Ngạn, cuối cùng mới là vải thiều Thanh Hà.
Với sự cải tiến về công nghệ nuôi trồng và chăm sóc, vải thiều Việt Nam đã đảm bảo chất lượng, có cơ hội vươn ra thế giới, trở thành thứ quả xuất khẩu quốc tế, đến với những quốc gia khó tính như Mỹ và Úc.
Không chỉ xuất khẩu quả tươi, vải thiều sấy cũng rất được lòng người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế bởi ưu điểm bảo quản dễ dàng trong thời gian dài.
Vải thiều sấy Hồng Lam
Những quả vải thiều tươi ngon, được sấy đủ độ, theo quy trình công nghệ sấy hiện đại, đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất, hương vị của vải. Vải thiều khi được sấy thành phẩm, vỏ khô lại nhưng vẫn nguyên hình dáng, khi bóc vỏ sẽ thấy thịt vải chuyển sang màu nâu bánh mật, dai dai, dẻo, thơm, vị thịt ngọt bùi đậm hơn vải tươi. Vải để được lâu vài tháng nếu bảo quản tốt.
Có vải thiều sấy, dù hết mùa vải, ta vẫn có thể thưởng thức được hương vị của thứ quả trứ danh này. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên những người có nhu cầu giảm cân nên ăn vải sấy thay vì ăn vải tươi.
Vải thiều sấy không chỉ là một món ăn vặt ngày thường, nó còn là món quà tinh hoa mà Ô mai Hồng Lam mong muốn gửi tới bạn, những người con xa xứ, gửi tới người thân, bạn bè thay ngàn lời muốn nói.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập