Bánh cáy là một loại bánh cổ truyền được làm từ gạo nếp, có màu sắc rất bắt mắt nhờ lấy màu đỏ từ quả gấc và màu vàng từ quả dành dành. Bánh có hương thơm đặc trưng từ gạo nếp quyện lẫn với vị béo thơm của vừng, đậu phộng, mứt dừa và tinh dầu bưởi và vị ngọt của mạch nha và chút thơm ngậy từ những miếng mỡ lợn được chế biến tỉ mỉ
Xưa kia, bánh cáy là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua. Ngày nay, bánh là món quà quý mà ai tới quê lúa này cũng thường được biếu tặng. Bánh cáy thường xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm mùa Tết, bên cạnh các loại bánh kẹo truyền thống khác quen thuộc như bánh chưng, bánh tét,… và mâm ngũ quả để dâng lên bàn tờ tổ tiên.
Gọi là bánh cáy nhưng loại bánh này không phải làm từ con cáy. Thay vào đó chúng được làm từ gạo nếp, vừng, đậu phộng kết hợp với nhiều nguyên liệu quả và lá khác để tạo ra màu vàng, trắng, xanh cho miếng bánh.
Bánh có độ giòn nhưng vẫn tạo cảm giác dẻo dai khi ăn, nhất là vị ngọt và vị bùi giữa các nguyên liệu mà người dân làng Nguyễn (tỉnh Thái Bình) sử dụng. Hơn nữa, khi ăn bánh cáy, người dân Thái Bình thường hay nhâm nhi bên tách trà xanh nóng vào những ngày trời se lạnh. Vị trà ấm hòa lẫn với vị cay thơm nóng của gừng có trong miếng bánh, giúp cho tinh thần của người ăn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập