Tết Trung thu, còn gọi là Tết Thiếu nhi, Tết Trông Trăng hay Tết Đoàn viên, là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người Việt Nam, diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm. Lễ hội này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn có mặt ở nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nguồn gốc của Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp của người Á Đông. Theo truyền thuyết, ngày Tết Trung thu là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn với thần Nông, vị thần cai quản mùa màng. Khi vụ mùa thu hoạch xong, người dân tổ chức lễ hội để cảm ơn thần Nông đã cho họ một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, ngày Rằm tháng Tám cũng là thời điểm mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm, biểu tượng cho sự đoàn viên, sum họp của gia đình.
Một truyền thuyết khác cũng được đưa ra về ngày Tết Trung thu đó là sự tích Chú Cuội và Hằng Nga - câu chuyện đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi trẻ em Việt Nam. Chú cuội là một chàng tiều phu sống dưới hạ giới, còn chị Hằng Nga là ngọc nữ xinh đẹp ở trên tiên giới. Chỉ vì một lần sơ xuất mà Chú Cuội bị cây đa kéo lên cung trăng và không thể trở về nhà.
Chính vì vậy, hàng năm vào ngày trăng tròn tháng Tám, chị Hằng Nga xin Ngọc Hoàng cho Chú Cuội được xuống trần gian và trẻ em thường rước đèn soi sáng dẫn đường về nhà cho Cuội. Hằng Nga cũng xin được hạ giới ngày đó để được vui chơi và đem bánh trung thu cho đám trẻ ăn.
Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ em. Đây là dịp trẻ em được gặp chị Hằng, Chú Cuội xuống chơi, được ăn bánh trung thu và được phá cỗ, rước đèn kéo quân.
Ngày Tết Thiếu nhi ấy không chỉ là dịp trẻ được nhận quà mà còn là thời điểm để gắn kết tình cảm gia đình, giúp trẻ em hiểu thêm về văn hóa truyền thống, như tên gọi Tết Đoàn viên.
Trẻ sẽ học được cách thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm tới những người thân trong gia đình, sự chia sẻ đùm bọc giữa các thế hệ.
Làm bánh trung thu là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa trong ngày lễ này. Bánh trung thu là biểu tượng trọn vẹn, sung túc, sự đoàn viên nên hãy để trẻ được tự tay trải nghiệm làm những chiếc bánh trung thu cho mình và cảm nhận ý nghĩa thực sự của chúng.
Bên cạnh việc làm bánh thì tự tay sáng tạo đồ chơi của riêng mình cũng là ý tưởng thú vị. Đèn ông sao, đèn lồng hay đèn kéo quân thường chỉ xuất hiện vào Trung thu nên hãy để trẻ có cơ hội được tự do sáng tạo những món đồ chơi độc đáo, khiến lễ hội này trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
>> Xem thêm: Cách làm đèn lồng Trung thu handmade độc đáo từ đồ tái chế
Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, các trò chơi dân gian ngày bị mai một hoặc biến mất hoàn toàn cho không có sự kế thừa từ các thế hệ tiếp sau. Vậy nên, Tết Trung thu như là dịp để trẻ em được cảm nhận không khí lễ hội trọn vẹn như trước đây. Các trò chơi dân gian luôn là hoạt động hấp dẫn trong dịp Tết Trung Thu, giúp trẻ em vừa vui chơi, vừa rèn luyện thể chất và tạo nên kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ.
Một số trò chơi dân gian người lớn có thể tham khảo để tổ chức như kéo co, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan…
Ngày Rằm tháng Tám sẽ không thể thiếu phần phá cỗ của trẻ em. Đây là lúc trẻ được cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và đón nhận niềm vui chung.
Tết Trung thu không chỉ là dịp lễ hội mang tính giải trí mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ em. Đây là cơ hội để các em vui chơi, nhận quà và học hỏi về văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc chọn những món quà ý nghĩa và phù hợp sẽ giúp trẻ em có một mùa Trung thu thật trọn vẹn và đáng nhớ. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu, cũng như gợi ý những món quà tuyệt vời dành cho trẻ em trong dịp lễ đặc biệt này.
>> Xem thêm: Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản, đẹp mắt
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập