Công dụng tuyệt vời của long nhãn
Long nhãn hay còn gọi là long nhãn nhục, long mục hay á lệ chi, là phần cùi của quả cây nhãn, có tên khoa học là Euphoria longan (Lour). Steud, thuộc họ bồ hòn (sapindaceae). Long nhãn thường có màu nâu đậm hay màu vàng cánh gián, có độ dày và mỏng tùy theo phần thịt quả tươi và tùy theo từng loại nhãn. Phần vỏ ngoài nhăn nheo, thịt bên trong sáng bóng. Long nhãn có vị ngọt thanh, dẻo, mềm và có mùi thơm đặc trưng.
Công dụng của long nhãn theo y học cổ truyền
Điều trị chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng
Điều trị ho khan, ho có đờm, ho gió
Trị các chứng như lo âu, suy nghĩ nhiều, hồi hộp hay quên
Chữa chứng đổ mồ hôi trộm
Có công dụng dưỡng huyết, giúp an thần hiệu quả.
Công dụng của long nhãn theo y học hiện đại
Giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
Chống lão hoá, tăng cường độ đàn hồi máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn
Ngăn ngừa các bệnh về huyết áp và tim mạch
Chống loãng xương ở phụ nữ trung niên thời kỳ mãn kinh
Giúp đẹp da, trẻ hoá làn da và đánh bay vết nám, chân chim trên mắt
Những thực đơn dinh dưỡng từ long nhãn bạn cần bổ sung
Thay vì việc sử dụng trực tiếp long nhãn, bạn hoàn toàn có thể chế biến long nhãn cùng với những nguyên liệu khác để có những thực đơn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.
Chè hạt sen long nhãn
Kem long nhãn
Canh gan lợn long nhãn
Long nhãn hấp trứng chim bồ câu, ...
Một số lưu ý cần thiết để sử dụng long nhãn hiệu quả
Long nhãn là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó sẽ khiến dược liệu này trở nên kém hiệu quả, thậm chí có tác dụng phản trở lại. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng, đối với người bị bệnh gặp phải một số triệu chứng không rõ nguyên nhân cần ngưng việc sử dụng ngay và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Một vài lưu ý cần thiết giúp bạn có cách sử dụng long nhãn tối ưu và an toàn.
Đối tượng nên sử dụng
Người ăn không ngon, ngủ không sâu giấc
Người thường xuyên bị áp lực dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi
Người có dấu hiệu lão hoá trên da
Người muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, cải thiện hệ tuần hoàn
Đối tượng không nên sử dụng
Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong long nhãn
Có đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu (theo Trung Dược Học)
Bên trong có uất hỏa, ăn uống đình trệ, đầy bụng, bên ngoài bị cảm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
Phụ nữ có thai hoặc người mắc bệnh béo phì
Trướng bụng, nôn thổ, ho, nấc, sốt nhiều đờm dịch xuân tiết: không dùng
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập