Quả quất hồng bì mang hương vị độc đáo kết hợp giữa hương chua ngọt đặc trưng. Quả quất còn được sáng tạo thành những món quà ô mai thơm ngon, hấp dẫn. Quất hồng bì, hay còn được biết đến dưới tên gọi hoàng bì, là một loại quả gắn liền với nền văn hóa ẩm thực của người dân Hà Nội. Ít người hay những công dụng tốt cho sức khỏe của quất hồng bì, cùng Hồng Lam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cây quất hồng bì mọc trong tự nhiên và phân bố rải rác tại các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Quảng Ninh. Hiện nay, dân địa phương đã chủ động trồng cây này tập trung, để thuận tiện cho việc thu hoạch và sản xuất hàng loạt.
Tháng 3 là thời điểm quất hồng bì nở hoa, còn từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm là thời kỳ quả chín liên tục. Trái quýt hồng bì có hình dáng giống một quả cầu nhỏ, với kích thước lớn nhất khoảng 3 cm. Vỏ ngoài của trái màu vàng nhạt, mỏng và được phủ bởi một lớp lông tơ.
Quất hồng bì, được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, không chỉ quả mà lá, rễ của cây hồng bì đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Theo y học cổ truyền, vỏ của trái hồng bì được coi là một liệu pháp hiệu quả trong việc chữa trị triệu chứng ho. Mọi người thường sử dụng vỏ hồng bì để hấp cùng một ít đường, dùng nước cốt đó để giảm ho. Bên cạnh đó, có thể ngâm vỏ hồng bì để sử dụng dần, hoặc chế biến thành mứt để dùng trong những ngày có triệu chứng ho.
Hạt hồng bì mang một vị đắng, cay và hơi the, tính nhiệt. Chúng được biết đến với tác dụng giảm đau, kích thích quá trình tiêu hóa, và thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày, đau vùng thượng vị và đau bụng co thắt.
Lá của cây hồng bì mang tính ấm, vị cay và đắng. Theo lý thuyết đông y, lá hồng bì được cho là có khả năng thúc đẩy quá trình long đờm, giảm triệu chứng ho, hạ sốt và giúp giải cảm. Nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng lá hồng bì có thể có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và kiểm soát mức lipid trong huyết quản.
Từ xa xưa, nhiều phụ nữ đã sử dụng lá hồng bì đun sôi, sau khi nguội, để dùng để gội đầu. Phương pháp này được cho là hiệu quả trong việc điều trị gàu và giúp tóc trở nên mượt mà, sáng bóng.
Trong y học cổ truyền phương Đông, rễ của cây hồng bì được xem là có tác dụng chữa cảm mạo, giúp giảm triệu chứng đau thấp khớp, và thường được sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh. Liều dùng thông thường là 6-10g hạt hoặc 10-20g rễ.
Đối với phụ nữ sau sinh, có thể sắc thuốc theo công thức sau để sử dụng bao gồm: vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g chia thành nhiều lần uống trong ngày. Phương pháp này giúp kích thích quá trình tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe sau khi sinh.
Hồng Lam sử dụng những trái quất hồng bì chín mọng, cùng tâm huyết lựa chọn những quả tốt nhất kết hợp cùng với kỹ thuật sáng tạo tinh tế là những yếu tố quyết định tạo nên hương vị đặc biệt cho món ô mai quất hồng bì. Sự kết hợp hài hòa của mật mía và đường phèn tăng thêm hương vị độc đáo mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Quy trình chế biến hiện đại, đạt chuẩn quốc tế tạo nên màu nâu vàng đẹp mắt cho trái ô mai, Những trái ô mai không chỉ thơm ngon mà còn có độ dẻo tạo cảm giác ngon miệng và thú vị trong mỗi lần thưởng thức.
Ô mai quất hồng bì Hồng Lam - Lựa chọn số 1 dành cho bạn
Đây không chỉ đơn thuần là món quà ăn uống mà còn là trải nghiệm tinh tế mà Hồng Lam muốn dành tặng cho mọi người.
Nếu xưa kia, cây quất hồng bì chỉ được xem như loại cây dại thường thấy. Thì ngày nay, cây quất hồng bị đã trở nên quen thuộc với nhiều người, nhờ vào hương vị ngon độc đáo và hương thơm đặc trưng mà nó mang lại. Điều này còn được bổ sung bởi những tác dụng kỳ diệu mà nó mang lại cho sức khỏe và cuộc sống của con người.
Quất hồng bì không chỉ dùng để làm thuốc mà còn có thể biến thành quà tặng, bánh mứt, và ô mai với hương vị tuyệt vời. Tại cửa hàng ô mai Hồng Lam, với sự kết hợp giữa công nghệ chế biến hiện đại và bí quyết từ bài thuốc dân gian, đã tạo ra sản phẩm ô mai quất hồng bì với hương vị chua chua, thơm ngọt và độ dai dẻo đặc trưng. Sản phẩm này xứng đáng là một trải nghiệm thú vị mà bạn nên thử.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập