Nhẹ nâng một chén trà Thiền
Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay
Cuộc đời một giấc mộng say
Trăm năm nhìn lại… Mới hay… Vô thường!
Theo sử sách ghi chép, trà khởi nguồn ở các chùa chiền, nơi gắn kết trà với đạo Phật. Cũng bởi vì lý do đó, hình thức thưởng trà này được gọi là Thiền trà. Từ chùa chiền, hình thức thưởng trà nhanh chóng được ưa chuộng trong chốn cung đình. Thời xưa, chỉ có những người tầng lớp vua, quan, quý tộc, dòng dõi quyền quý mới được thưởng thức trà theo hình thức cầu kỳ này. Người dân thường chỉ uống loại chè tươi hái từ cây xuống.
Thời thế thay đổi, văn hóa uống trà của người Việt cũng có sự đổi thay. Trà tươi thường thấy ở các quán nước vỉa hè với tên gọi là trà đá, nơi nghỉ chân tạm thời sau chuyến đi dài, nơi dành cho những câu chuyện ngày thường của người trẻ những tối thảnh thơi, ngày không vội vàng.
Trà mạn cũng khác xưa, trà không chỉ dành cho gia đình có điều kiện, am hiểu về trà như xưa mà phổ biến hơn. Người ta yêu thích trà mạn, yêu thích nghệ thuật thưởng trà, nên nhiều người thường chú trọng vào ấm trà, cách pha và cách thưởng thức. Sản phẩm trà cũng đa dạng chủng loại với nhiều hình thức sử dụng hơn.
Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà. Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ có giá. Từ kiểu ấm đến chán trà khá đẹp và nhiều hình dáng. Với vốc dáng thanh mảnh và sinh sắn ấm được dùng cho nhiều cuộc trà như: độc ẩm dành cho một người uống, song ẩm dành cho hai người và quần ẩm dành cho nhiều người.
Dù lòng vui hay buồn, trời mưa hay nắng khách cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng, dâng mời bằng hai tay. Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và tập trung ở tục uống trà. Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục mấy ngày. Cũng bởi vì trà là một triết học về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên sự ứng xử hợp lý với thời gian, với môi trường và con người. Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa luôn thanh lịch và trường tồn với thời gian
Một số sản phẩm trà ướp và trà túi lọc ngon nhất hiện nay của Việt Nam có thể kể đến như: chè tuyết, chè shan tuyết, chè móc câu Thái Nguyên, chè Tân Cương, chè nhài,... Tất cả các sản phẩm này đều được Hồng Lam chọn lọc, cùng đồng bào chăm trồng, tưới tiêu, áp dụng kỹ thuật canh tác, thu hoạch cho tới chế biến hiện đại, đảm bảo những sản phẩm trà thành phẩm đều giữ nguyên hương vị thơm ngon đặc trưng.
Mỗi dòng sản phẩm trà Hồng Lam đều có nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng rõ ràng. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Trà là thức uống rất gần gũi với đời sống của người dân nước ta, cũng như gắn liền với nền nông nghiệp, yêu chuộng lối sống bình thản, sâu sắc. Cũng như nói lên được con người Việt Nam có được sự chắt lọc và lựa chọn trong tinh thần văn hóa truyền thống, với đặc tính trọng nghĩa, trọng tình, trong đức, trong văn và hơn thế nữa là có đời sống cộng đồng cào độ. Qua đó thấy được văn hóa trà của người Việt, cũng như nghệ thuật thưởng trà thưởng trà của chúng ta rất nhanh nhạy, linh động, bao quát, không quá giản đơn, nhưng cũng không quá cầu kỳ, không nặng về nghi lễ nhưng cũng không quá bình dân. Đây chính là sự đúc kết, chắt lọc tinh hoa để có được một văn hóa cũng như nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt một cách trung dung, tiến lên sự hoàn hảo.