Slider tin tức 1
Slider tin tức 2

Khám phá mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Hà Nội

15:52 21/12/2023 Trong Tinh hoa bạn đọc

Mỗi món ăn lại mang những hương vị riêng, gửi gắm những ý nghĩa đặc biệt, làm thổn thức biết bao trái tim của những người con xa quê mong ngóng được về nhà, để lại được quây quần bên mâm cơm đầm ấm ấy. Trong bài viết này, cùng Hồng Lam “Khám phá mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Hà Nội” bạn nhé!

1. Đặc điểm mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội

Với người Hà Nội, mâm cỗ Tết là sự hội tụ của tinh hoa ẩm thực chốn Kinh kỳ, phản ánh rõ nét nhất sự tài khéo, đảm đang của người phụ nữ đất Tràng An. Mâm cỗ Tết của người Hà Nội đa dạng hương vị, được chế biến thành thục với đầy đủ các loại gia vị. Cách thức bày biện, trang trí cũng đẹp mắt, hấp dẫn hơn.

Nghệ nhân ẩm thực Hoàng Minh Hiền cho rằng, mâm cỗ Tết của người Hà Nội không cần đầy ú ụ, mà trái lại gây ấn tượng nhờ sự hài hòa màu sắc. Đó là màu xanh của bánh chưng, màu đỏ của xôi gấc, màu vàng của gà, màu trắng của dưa hành...

Đặc điểm mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội

2. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội

Ở miền Bắc nói chung hay Hà Nội nói riêng, mâm cỗ ngày Tết thường được bày đủ 4 bát, 4 đĩa không kể xôi, nước chấm, dưa hành tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 phương. Những gia đình khá giả hơn hoặc muốn làm mâm cỗ lớn hơn hơn thì thường bày theo hình thức 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Mỗi món ăn khác nhau lại mang một ý nghĩa cầu chúc năm mới khác nhau, cùng tiếp tục khám phá trong bài viết này nhé!


Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội

3. Những món ngon ngày Tết của người Hà Nội

3.1. Món ngon ngày Tết: Bánh chưng

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, không thể thiếu được bánh chưng. Thiếu bánh chưng, mâm cỗ Tết sẽ thiếu một hương vị đặc trưng. Bánh chưng làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn là biểu tượng của Đất – nơi con người sinh sống. 

Có bánh chưng thì không thể thiếu dưa hành. Ngày Tết đầy ắp các món ăn ngon, nhưng để đỡ bị ngấy và đầy bụng thì các gia đình sẽ ăn cỗ cùng với dưa hành muối chua. Dưa hành muối chua vừa kích thích vị giác vừa gia tăng hương vị cho các món ăn khác.

Món ngon ngày Tết: Bánh chưng

3.2. Món ngon ngày Tết: Xôi gấc

Màu đỏ luôn được xem là màu của may mắn. Chính bởi vậy, Tết của người Hà Nội luôn rực rỡ sắc đỏ, trong cả những món ăn. Một đĩa xôi gấc đỏ đặt trên mâm cơm như cân bằng lại mọi thứ, mong muốn điều thuận lợi may mắn cho cả năm.


 Món ngon ngày Tết: Xôi gấc

3.3. Món ngon ngày Tết: Gà luộc 

Món tiếp theo trong mâm cỗ của người Hà Nội là thịt gà luộc. Người Hà Nội tin rằng, khi dâng lên trời đất một con gà luộc sẽ mang lại một khởi đầu thuận lợi, may mắn cả năm, vạn phúc đong đầy. Sự tinh tế của người Hà Nội thể hiện từ cách luộc gà làm sao để có một con gà mình vàng óng ả, dáng đẹp, đến cách mà các bà, các mẹ tỉ mẩn tỉa những bông hoa ớt trang trí với hy vọng lộc đến đầy nhà, cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy. Cho nên, một con gà luộc luôn không thể thiếu cho một mâm cơm ngày xuân đầy ý nghĩa.

Món ngon ngày Tết: Gà luộc

3.4. Món ngon ngày Tết: Thịt đông

Một điều nữa làm nên đặc trưng của mâm cỗ Tết Hà Nội nói riêng và của miền Bắc nói chung, ấy chính là những món ăn mang đậm chất khí hậu của mùa đông. Thịt đông là một trong những món như vậy. Phần thịt đông trong suốt như tượng trưng cho một khởi đầu của sự tinh khôi, trong trẻo, mang lại may mắn cả năm. Hơn nữa, sự gắn kết của từng miếng thịt cũng như sự gắn kết trong tâm hồn của các thành viên trong gia đình, mang lại một hạnh phúc sum vầy.


Món ngon ngày Tết: Thịt đông

3.5. Món ngon ngày Tết: Giò lụa, chả quế

Trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội, giò lụa chả quế là món cũng không thể thiếu. Đĩa giò chả luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Một món ăn đơn giản, không phức tạp nhưng gửi gắm vào đó hy vọng trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Tùy vào sự sáng tạo của người nấu cỗ mà khoanh giò chả sẽ được cắt thành các miếng đều nhau và bày biện trên đĩa sao cho đẹp mắt.


Món ngon ngày Tết: Giò lụa, chả quế

3.6. Món ngon ngày Tết: Nem rán

Bên cạnh các món ăn truyền thống, mâm cỗ tết của người Hà Nội còn có món nem rán. Nem làm từ nhân thịt lợn băm nhỏ, trộn với miến, nấm, mộc nhĩ, cuộn trong bánh đa nem rán giòn. Khi ăn chấm cùng nước mắm chua ngọt, dưa góp và rau sống. Nem là món ăn dễ làm, hương vị thơm ngon hợp khẩu vị cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Món ngon ngày Tết: Nem rán

3.7. Món ngon ngày Tết: Ô mai

Một thói quen quý báu trong văn hóa Tết của người Hà Nội sau mỗi bữa ăn chính là thưởng thức các hương vị ô mai truyền thống trên bàn trà để giải ngấy sau những bữa ăn nhiều giàu mỡ. Với hương vị đặc trưng từ trái cây tươi ướp đường, gừng và các gia vị khác, ô mai không chỉ là món mứt thân thuộc, truyền thống mà còn đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc trong năm mới. 

Món ngon ngày Tết: Ô mai

>>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa độc đáo khay mứt Tết truyền thống của người Việt

Bình luận Facebook
Giao hàng tận nơi
19008122