Slider tin tức 1
Slider tin tức 2

Long nhãn thực sự tốt với bà bầu khi nào?

14:35 28/07/2020 Trong Tinh hoa bạn đọc
Ngoài là món ăn vặt quen thuộc, long nhãn còn được xem là thần dược theo phương pháp Đông y vì tác dụng thần kỳ của nó trong việc bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, an thần, … Thế nhưng, liệu bà bầu có nên ăn long nhãn? Long nhãn có tốt không và những lưu ý nên biết là gì? Cùng Hồng Lam tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
 

Long nhãn là gì?

Long nhãn hay còn gọi là long nhãn nhục, long mục hay á lệ chi, là phần cùi của quả cây nhãn, có tên khoa học là Euphoria longan (Lour). Steud, thuộc họ bồ hòn (sapindaceae). Long nhãn thực chất là phần cùi nhãn tươi được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao mà thành. Long nhãn có 3 dạng phổ biến, dạng sấy cả quả và dạng sấy cùi.
 

Vì sao phụ nữ có thai lại phải kiêng, không nên ăn long nhãn quá nhiều? 

Khi mang thai, do một số sự thay đổi về nội tiết, cơ địa của người phụ nữ trở nên yếu hơn so với bình thường. Thêm nữa, quá trình nghén trong 3 tháng đầu khi mang thai, cơ thể  phụ nữ phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong, táo bón, huyết áp không ổn định, lúc này ăn long nhãn không những không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn khiến triệu chứng nóng trong thêm trầm trọng. Nguy hiểm hơn, sử dụng quá nhiều nhãn nhục còn khiến cơ thể người mẹ bị đau tức bụng dưới, ra huyết, tổn thương thai khí dẫn đến sảy thai

Long nhãn là sản phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nó lại phải được sử dụng với liều lượng phù hợp.
 

Long nhãn thực sự tốt với bà bầu khi nào? 


Long nhãn có thực sự tốt cho bà bầu?

Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển ổn định, sau 6 tháng, người thai phụ có thể sử dụng long nhãn với liều lượng thích hợp để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Có rất nhiều trường hợp các thai phụ bị mắc bệnh thiếu máu được các bác sĩ Đông y khuyên sử dụng nước long nhãn ở 3 tháng cuối để bổ sung khí huyết, lấy lại sức đề kháng và sức khỏe để chuẩn bị cho quá trình sinh con sau này.

Ngoài ra, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì cũng rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt. Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực.
 

Long nhãn sấy khô liệu có tốt hơn? 

Long nhãn sấy khô sẽ là lựa chọn tốt hơn đối với bà bầu. Sau khi sấy khô, hầu hết các độc tố có trong quả nhãn tươi sẽ bị loại bỏ đồng thời nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ được gìn giữ và cô đọng lại. 

Long nhãn sấy khô Hồng Lam

Được tuyển chọn từ những trái nhãn tươi căng tròn, mọng nước, long nhãn sấy khô Hồng Lam có vị ngọt đậm, màu vàng nhạt, độ ẩm tối đa không quá 18% - thuộc loại tốt nhất. Bên cạnh đó, để làm phong phú cho bữa ăn trong gia đình, mẹ bầu có thể sử dụng long nhãn sấy khô Hồng Lam để nấu cùng với thịt gà để làm thành món gà hầm long nhãn để chữa mất ngủ, an thần, chè sâm, chè long nhãn táo đỏ… 

Dù long nhãn sấy khô đã giảm được hầu hết các độc tố so với long nhãn tươi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tuân thủ các lưu ý phía trên để sử dụng long nhãn sấy khô vừa tốt cho sức khỏe mà vừa an toàn. 

 


 

Bình luận Facebook
Giao hàng tận nơi
19008122