Slider tin tức 1
Slider tin tức 2

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Nguyên Tiêu

16:20 02/02/2023 Trong Tinh hoa bạn đọc

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là rằm tháng Giêng từ lâu đã trở thành truyền thống quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của nước ta. Vậy trong ngày lễ quan trọng này, ta cần chú ý những gì để tránh phạm phải những điều sai xót. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Hồng Lam để khám phá ngay nhé!
 

I. Nguồn gốc và ý nghĩa rằm tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay " Lễ Phật" quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Sau tất cả Tết Nguyên Tiêu còn được cho là ngày các gia đình tổ chức đoàn viên và tụ họp cùng nhau thưởng trà và ăn bánh trôi nước. Một phần vì sao mà Tết Nguyên Tiêu mang nhiều ý nghĩa khá giống với Tết Nguyên Đán, bởi ngoài ra nó còn được nhắc đến là một cái “Tết muộn” cho những người con xa hương hay trong nhà có người đau ốm kiêng không được đón tất niên với gia đình.
Chính vì thế Tết Nguyên Tiêu không chỉ để tri ân và tỏ lòng thành kính với các vị Thần Phật, gia tiên mà còn là dịp để các gia đình có thời bên nhau đi chùa khấn cầu và thả hoa đăng với mong ước về năm mới có được nhiều điều may mắn và an lành.
 

luu-y-khi-cung-tet-nguyen-tieu

 

II. Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ quan trọng trong năm nên ông bà ta thường có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Vì vậy, để nghi lễ cúng được diễn ra trọn vẹn, các gia đình nên lưu ý những điều dưới đây.
 

1. Dọn dẹp ban thờ

Khi dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động ban thờ, tránh để thần linh quở phạt.

2. Không dùng hoa quả và trái cây giả

Nhiều gia đình bày hoa quả, trái cây giả trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp vì mẫu mã cực bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo. Thế nhưng, việc bày hoa, quả giá trên ban thờ hay trong mâm cúng là không đúng.

Thời cúng cần tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy. Vì thế, các gia đình nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần phật, tổ tiên. Cúc vàng, cúc trắng, hoa hồng, lay ơn… là một số loại hoa tươi có thể dâng lên ban thờ, vừa đẹp vừa ý nghĩa.
 

luu-y-khi-cung-tet-nguyen-tieu


Các loại quả trong mâm cũng khá phong phú, mùa nào thức nấy, chỉ cần tránh những loại quả độc, có mùi vị khó chịu hoặc có gai góc.

3. Phải sử dụng đồ mới để cúng

Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

4. Đồ cúng lễ

Nhiều gia đình làm cả hai lễ: Lễ chay lễ Phật và lễ mặn để lễ thần linh, tổ tiên. Nếu gia đình nào làm hai lễ thì phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương, tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.

luu-y-khi-cung-tet-nguyen-tieu

5. Lưu ý khi thắp hương

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh, tổ tiên, ông bà.

Đọc thêm: Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo

Bình luận Facebook
Giao hàng tận nơi
19008122