Ô mai Hồng Lam là thương hiệu ô mai nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn được quốc tế biết đến như một món tinh hoa quà Việt xứng danh với đặc trưng là món ăn truyền thống đậm chất Kinh kỳ của người Hà Nội xưa.
Chặng đường từ món quà vặt trở thành món quà Việt trứ danh
Thương hiệu Hồng Lam ra đời vào năm 1996 từ xưởng sản xuất gia đình, về sau phát triển thành nhà máy sản xuất quy mô Công nghiệp với đội ngũ nghệ nhân, kỹ sư, công nhân, nhân viên bán hàng lên tới 200 người. Tại đây, hội tụ những con người đang ngày đêm miệt mài sáng tạo để làm ra những sản phẩm xứng đáng “Tinh hoa quà Việt”. Với ước mơ gây dựng sự nghiệp từ những quả ô mai bé nhỏ, đưa một thức quà vặt trở thành món quà Việt, trải qua gần 25 năm xây dựng và phát triển, từ một cửa hàng bán lẻ tại 11 Hàng Đường, Ô mai Hồng Lam đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành chế biến hoa quả, sở hữu hệ thống phân phối bán lẻ uy tín, mở rộng quy mô và tạo được chỗ đứng với khách hàng trong và ngoài nước.
Tự hào là thương hiệu hàng đầu trong ngành chế biến ô mai-mứt cổ truyền, Hồng Lam từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của hàng triệu khách hàng yêu thích hương vị ẩm thực cổ truyền. Khách hàng của Hồng Lam rất đa dạng, từ trẻ đến già, từ mọi miền Tổ quốc, hễ ai yêu mến nước Việt đều dễ dàng phải lòng thức quà để thương để nhớ này.
Sự công phu, tỉ mi trong từng giai đoạn
Ô Mai Hồng Lam theo đuổi phương châm rất đơn giản: vỏ cổ truyền, lõi được sản xuất bằng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Những gì cơ giới hóa được sẽ sử dụng máy móc để tăng năng suất lao động. Yếu tố cổ truyền, tinh tế nhất của Ô Mai Hồng Lam chính là việc sử dụng con người để đánh giá sản phẩm. Tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều được nhóm công nhân lành nghề nếm và tuân thủ kỷ luật nếm rất nghiêm ngặt. Tất cả mọi nhân viên ở Hồng Lam đều phải biết nếm hàng. Khi có trưng cầu ý kiến, tất cả mọi người đều phải tham gia, dù người đó là kỹ sư hay kế toán.
Ông Nguyễn Hồng Lam chia sẻ: “Tôi có các chân dung số để xác định chỉ tiêu hóa lý chính xác hương vị sản phẩm. Và nếm để vi chỉnh lần cuối cùng. Giống như vàng 9999, sản xuất công nghiệp sẽ ra 999, còn người nghệ nhân sẽ “chốt” con số 9 cuối cùng. Máy móc cho ta sản phẩm đồng đều, nhưng với khâu gia giảm cuối cùng của các nghệ nhân, nó sẽ trở thành “tinh hoa” thực sự. Một mẻ mứt bình thường của bà nội trợ thường phải nấu ba ngày; phức tạp như chế biến mứt ở bếp cung đình thì mất bảy ngày, nhưng ở Hồng Lam sẽ là ba tháng. Điều đó cho thấy sự tỉ mỉ, công phu để có được những sản phẩm thực sự tinh tế của Hồng Lam.”
Theo báo Doanh nhân, nói về chuyện tương lai gần, ông Nguyễn Hồng Lam cho biết tương lai xa, ông bật mí muốn xây dựng chuỗi cửa hàng “Tinh hoa quà Việt” trên toàn quốc, trong đó 70% sản phẩm sẽ là đặc sản địa phương được nâng cấp lên thành tinh hoa, 30% là sản phẩm ô mai từ Hà Nội đưa đến.
Những vị khách đi tìm “hồn dân tộc”
Khách hàng đến với Hồng Lam đâu chỉ tìm kiếm một giỏi quà! Người tha phương trở về Ô mai Hồng Lam đi tìm ký ức, người viễn xứ đến Hàng Đường đi tìm Hà Nội xưa, người trẻ tìm Hồng Lam như tìm về với cội nguồn truyền thống.
Đến Hồng Lam 10 năm trước là những người khách sành ăn, hiểu rõ thế nào là vị ô mai truyền thống. Người miền Bắc thích vị chua, mặn, ngọt; người miền Trung thích vị cay, mặn mà; người miền Nam thích vị ngọt, có chút cay. Đến Hồng Lam 10 năm sau, ngoài khách trong nước, khách nước ngoài và Việt Kiều rất nhiều. Người Hàn Quốc, Nhật Bản thích xoài dẻo, ô mai mơ tách hạt; dân phương Tây thích các dòng ô mai tách hạt, các dòng hạt dinh dưỡng; người Trung Đông thích ô mai chanh, mơ mặn... Họ chia sẻ và nhắc rất nhiều về Ô mai Hồng Lam:
"Người ta nói: Của cho không bằng cách cho, nên mỗi lần đi công tác Hà Nội về, rất suy nghĩ là sẽ mang gì về tặng những người mình yêu quý, nó không quá lớn để người nhận bối rối thấy như mắc nợ và nó cũng không quá xuề xòa để mất đi sự tinh tế và tình cảm mình gửi gắm, và lại còn thể hiện được bản sắc của nơi mình sinh ra, lớn lên. Cám ơn Ô mai Hồng Lam rất nhiều." - Nữ doanh nhân Hà Trần, Việt kiều đang sinh sống tại Lào.