Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng tại nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tết Trung thu từ đâu? Và Tết Trung thu tại Việt Nam có những đặc trưng gì nổi bật? Hãy cùng Hồng Lam khám phá qua bài viết này nhé!
Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quan niệm về nguồn gốc và cách đón trung thu của người Việt và Trung Quốc đều có những điểm khác nhau.
Theo truyền thuyết Trung Quốc, Tết Trung thu bắt nguồn từ câu chuyện về Hằng Nga và Hậu Nghệ. Hậu Nghệ là một cung thủ tài ba, được giao nhiệm vụ bắn hạ chín mặt trời trên bầu trời. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Hậu Nghệ được Tây Vương Mẫu ban cho thuốc trường sinh. Tuy nhiên, Hằng Nga, vợ của Hậu Nghệ, lại lén lút ăn trộm thuốc và bay lên cung trăng. Từ đó, Hằng Nga sống cô đơn trên cung trăng và mỗi năm vào ngày Rằm tháng Tám, nàng lại ngóng trông Hậu Nghệ đến thăm.
Ngược lại, tại Việt Nam, sự tích Hằng Nga và Chú Cuội lại được phổ cập rộng rãi. Chú cuội là một chàng tiều phu sống dưới hạ giới, còn chị Hằng Nga là ngọc nữ xinh đẹp ở trên tiên giới. Chỉ vì một lần sơ xuất mà Chú Cuội bị cây đa kéo lên cung trăng và không thể trở về nhà.
Chính vì vậy, hàng năm vào ngày trăng tròn tháng Tám, chị Hằng Nga xin Ngọc Hoàng cho Chú Cuội được xuống trần gian và trẻ em thường rước đèn soi sáng dẫn đường về nhà cho Cuội. Hằng Nga cũng xin được hạ giới ngày đó để được vui chơi và đem bánh trung thu cho đám trẻ ăn.
Một điển hình khác là câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, gắn liền với Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ.
Chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, triều thần cho rằng nàng đã mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông, khiến ông chìm đắm trong tửu sắc và bỏ bê triều chính. Để củng cố triều đình và tưởng nhớ vị sủng phi Dương Quý Phi, Đường Huyền Tông đã ban phát dải lụa trắng. Niềm thương tiếc vô hạn đã làm lay động các tiên nữ, và vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp Dương Quý Phi. Sau khi trở về trần gian, ông đã chọn Rằm tháng Tám làm Tết Trung thu để tưởng nhớ vị sủng phi của mình.
Ở Việt Nam, Tết Trung thu không có nguồn gốc rõ ràng. Mặc dù nhiều người cho rằng đây là một nét văn hoá du nhập từ Trung Quốc trong thời kỳ Việt Nam bị phương Bắc đô hộ, một số tài liệu cũng ghi chép rằng Tết Trung thu đã được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp vua Lý muốn tạ ơn thần Nông đã mang tới cho mùa màng bội thu, giúp người dân ấm no.
Thế nhưng. dù có nguồn gốc từ đâu, Tết Trung thu vẫn luôn là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam.
>> Xem thêm: Tặng quà Trung thu có ý nghĩa gì?
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Vào dịp Tết Trung thu, người dân Việt Nam thường bày cỗ cúng gia tiên, làm bánh Trung thu, rước đèn lồng, múa lân và cùng nhau thưởng thức trăng.
Tết Trung thu là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Đây là dịp để mọi người cùng nhau sum vầy, đoàn viên, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị truyền thống tốt đẹp. Các hoạt động dân gian như rước đèn lồng, múa lân, phá cỗ,... đều là những phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu không duy trì và gìn giữ, chúng ta sẽ khó có thể lay động được tâm hồn của các bạn trẻ, đặc biệt là trẻ em, về một ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hơn nữa, Tết Trung thu là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa lấy cảm hứng từ ngày lễ này, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc.
Trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, chịu sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Tuy nhiên, Tết Trung Thu với những nét đẹp văn hóa riêng biệt vẫn cần được gìn giữ và phát huy. Việc duy trì các hoạt động truyền thống không chỉ giúp trẻ em hiểu hơn về nguồn cội, mà còn giúp gắn kết các thành viên trong gia đình. Đó là cách để truyền tải những giá trị tốt đẹp, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn về văn hóa dân tộc.
Trung thu 2024, Hồng Lam cung cấp đầy đủ và đa dạng các giải pháp quà tặng phù hợp cho bạn tặng người thân, bạn bè, đối tác và nhân viên. Mỗi bộ sưu tập quà tặng đều mang đậm nét văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, mùa thu Hà Nội nói riêng.
Với bề dày lịch sử 28 năm, là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối ô mai, mứt, đặc sản, quà tặng với hệ thống nhà máy và phân phối được cấp chứng nhận ISO 22000, 14001 và nhiều năm liền được bình chọn Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hồng Lam tin tưởng Bộ sưu tập quà tặng trung thu 2024 sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của Quý khách.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập