Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Người Việt tin rằng, Tết Nguyên đán sẽ xua đi những điều không may mắn, không thuận lợi của một năm đã qua để đón nhận những điều mới đầy lạc quan, đầy hy vọng và đẹp tươi trong năm mới đến. Và để đón nhận những điều tươi mới ấy, dân ta đã có những nét truyền thống đặc sắc nào, hãy cùng Hồng Lam khám phá những điều “Mới” dân ta thường làm trong những ngày Tết nhé!
Một cành lộc "Mới" mang may mắn về nhà
Hái lộc đêm giao thừa là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Thời khắc chuyển giao ấy, trời đất rất linh thiêng, khí âm dương hội tụ, cành non lộc biếc sẽ đón nhận sự tươi mới, đem tài lộc, may mắn và bình an đến với gia đình trong suốt một năm mới.
Tại sao cứ đến Tết, dân ta lại đổi tiền "Mới"?
Ngày Tết Nguyên Đán được nhiều người quan niệm là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng, sung túc. Đây là dịp để mọi người tranh thủ mở rộng cửa rước tài lộc vào nhà, rước những điều may mắn, tốt đẹp, giàu có nhất từ ông Thần Tài. Dịp Tết, người Việt thường thích tiêu tiền mới, họ sẽ đến thăm nhà nhau và lì xì cho người già - trẻ nhỏ bằng những tờ tiền mới đặt trong phong bao đỏ, với mong ước những điều may mắn, hồng phát sẽ đến với người được tặng.
Có tuổi thơ nào mà không trông mong áo "Mới" mặc tết?
Những ngày Tết cận kề, người người nhà nhà tất bật đi chợ là để mua sắm, lo bếp ấm lửa, thức ăn đầy mâm trong suốt kỳ nghỉ dài. Còn với lũ trẻ, chuyện “no 3 ngày Tết” dường như không phải mối bận tâm. Thay vào đó, chúng dồn hết niềm háo hức, mong chờ cho những bộ quần áo mới để xúng xính diện đi du xuân, thăm họ hàng ngày đầu năm. Với mỗi đứa trẻ, niềm vui có quần áo mới dịp Tết như đầy đến mức có thể chia đều cho tất cả ngày trong năm. Thậm chí tiếng sột soạt, mùi hồ của vải mới cũng tạo nên thứ cảm xúc rạo rực, phấn khởi mà chỉ niềm vui con trẻ mới có.
Tống cựu nghênh tân - Đón cái "Mới", tiễn cái "Cũ"
Mỗi dịp Tết đến xuân sang, người Việt có truyền thống dọn dẹp nhà cửa, tất bật mua sắm để “tống cựu nghênh tân”, hy vọng năm mới vạn sự cát lành, tài lộc dồi dào, gia đạo hưng vượng. Tống cựu nghênh tân còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt Nam mỗi dịp Tết gõ cửa, dân ta thường tránh xung đột với nhau, mọi điều xưa cũ, xích mích, điều nặng tiếng nhẹ…đều được bỏ qua hết. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, chúc nhau những điều tốt lành, vạn sự như ý.
Ăn ô mai kiểu "Mới" vào ngày Tết, bạn đã sẵn sàng trải nghiệm?
Nếu như bánh chưng, bánh dày là món không thể vắng mặt trong ngày Xuân, thì ô mai cũng như cái hồn không thể mất đi của Tết cổ truyền dân tộc. Ô mai Hồng Lam tết này cũng đã khoác lên mình một diện mạo mới, một câu chuyện mới với những sự kết hợp mới. Mỗi trái ô mai thơm ngon trọn vị giờ đây đều được gói cẩn thận trong lớp vỏ bọc nhỏ xinh. Giây phút bóc lớp vỏ để cảm nhận hương vị tuyệt hảo của trái ô mai có lẽ sẽ bồi hồi, xao xuyến chẳng kém giây phút chúng ta đợi chờ giây phút giao thừa. Ô mai bọc gói được đặt trong các hộp giấy cao cấp với thiết kế trẻ trung, sang trọng, lịch thiệp, rất phù hợp để tặng gia đình, đồng nghiệp, bạn bè...trong các dịp Lễ Tết xuân về.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bộ quà Tết Hồng Lam tham khảo ngay tại: https://honglam.vn/goi-giai-phap-qua-tang
Hotline miễn phí: 18006657