Ô mai từ lâu đã trở thành thức quà vặt rất Việt. Nhưng ít ai biết được rằng, thức quà mộc mạc dung dị ấy lại là món quà tinh túy của văn hóa phương Đông. Ô mai không có ở mỗi nước Việt, món quà tuy nhỏ bé này lại hiện diện tại nhiều nước phương Đông trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, … và mang những nét đặc trưng rất riêng.
Ô mai Nhật Bản
“Mỗi ngày một quả ô mai, bác sĩ sẽ không đến nhà”. Đó là tục ngữ mà người Nhật dùng mỗi khi nhắc đến lợi ích của ô mai. Người Nhật xem ô mai là một thực dưỡng, khi ăn cơm với ô mai sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn và trung hòa các độc tố. Đó là lý do tại sao lại có Sushi, món cơm nắm truyền thống của người Nhật, quấn cơm nắm bằng miếng rong nori ở bên ngoài và cho phần thịt của quả ô mai vào giữa.
Trong thời buổi khó khăn, người Nhật cũng đã từng ăn những hộp cơm bento chỉ có cơm trắng và một quả Umeboshi ở giữa, hoàn toàn không có rau, thịt và những thức ăn khác. Những hộp cơm này được gọi là "Hinomaru no Bento", nghĩa là "cơm hộp mặt trời mọc" vì nhìn giống như quốc kỳ của Nhật Bản vậy.
Ô mai Trung Quốc
Ở Châu Á, các loại quả như mận, mơ, đào,… bắt đầu được sử dụng để làm ô mai. Và nó được phát triển ở Trung Quốc vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên và dần dần được lan rộng ra các khu vực lân cận.
Ô mai Trung Quốc mang nét đặc trưng ở vị chua ngọt hoàn hảo, quả ô mai chắc ngon, giữ được hương vị nguyên gốc của quả mơ, quả mận tươi tự nhiên. Ô mai Trung Quốc cũng rất đa dạng về chủng loại như đào khô, xí muội, hồng khô, táo tàu và nhiều loại trái cây khác.
Ô mai Việt
Có lẽ với mỗi người con đất Việt, thì chắc chẳng có ô mai nào có thể trộn lẫn với hương vị rất riêng của ô mai Việt. Từ xưa đến nay, ô mai đã đi vào tiềm thức của người Việt như một thức quà mang đậm nét văn hoá Hà thành.
Ô mai xuất hiện trong cung đình xa hoa lộng lẫy, nằm cạnh chén trà trong những buổi thưởng nguyệt ngâm thơ, ô mai cũng là món quà tuổi thơ trông ngóng trong gánh hàng tần tảo của bà của mẹ mỗi chiều tan chợ. Thời nhỏ có ai chưa từng được thưởng thức thứ quà đặc biệt ấy, ăn một lần sẽ nhớ mãi vị “chua cay mặn ngọt” thấm đượm trong từng quả, từng lát ô mai.
Để làm ra món ô mai này cần đến những quả mơ rừng Bắc Kạn, mận rừng Mộc Châu… những hạt muối trắng mặn mòi biển Đông cùng với vị cay của ớt, vị nồng ấm của gừng nơi đồng bằng và bàn tay tài ba của những người nghệ nhân hoà quyện làm một.
Hơn hai thập kỷ đi qua, không còn đơn thuần là thức quà vặt trẻ con ăn cho thích, người lớn ăn để vui mà ô mai đã trở thành món quà tinh túy mà bất cứ ai có dịp ghé Thủ đô cũng không thể quên mang chút hương vị đặc trưng này về làm quà cho những người thân yêu.
Tại Hồng Lam, người ta thắc mắc tại sao một món quà vặt như ô mai lại được gọi với cái tên ưu ái “tinh hoa quà Việt”. Bởi lẽ, đó là sự kết tinh của 4 khúc tinh hoa rất đặc biệt - rất Hồng Lam: Vùng nguyên liệu, Nhà máy chế biến, Hệ thống bán hàng và Khách hàng của Hồng Lam.
Việc áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất, ô mai như được khoác thêm lớp áo mới và trở thành món quà tinh túy của văn hóa phương Đông - kết nối nhân gian!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập