Xuân Kỷ Hợi đang về, chị em phụ nữ Việt Nam trong những ngày này thường có một nỗi trăn trở, lo lắng chung đó chính là làm thế nào để chồng tỉnh rượu sau những bữa tiệc Tất Niên, liên hoan nồng nặc mùi cồn...
Trong những ngày toàn dân đổ xô đi sắm quà Tết, trang trí nhà cửa để đón một cái Tết sung túc thì ở một góc nhỏ tại Tỉnh Vĩnh Phúc, những người nghệ nhân vẫn chăm chỉ, cần mẫn với công việc quen thuộc của mình. Họ là ai?
Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là Tết 2019, thị trường quà Tết đang ngày càng nở rộ với các mặt hàng phong phú cùng các mức giá khác nhau, phù hợp để các doanh nghiệp lựa chọn.
Giữa nhiều hương vị ẩm thực truyền thống, ô mai là món quà vặt nổi bật và thu hút thực khách với cái chất, cái tình riêng, dần trở thành thức quà không thể thiếu trong ngày Tết.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, các nàng dâu lại tất bật sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa và lên kế hoạch chuẩn bị đón một cái Tết thật trọn vẹn cùng gia đình mới.
Trong tâm thức của mỗi người Việt, Tết luôn gắn với những hình ảnh gia đình sum họp quây quần bên bánh chưng xanh, câu đối đỏ rực rỡ đầy màu sắc. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại, xô bồ khiến con người ta bị cuốn đi, sống vội mà quên mất những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngày Tết.
Hà Nội luôn được mệnh danh là nơi kết tinh, hội tụ tinh hoa văn hoá dân tộc nói chung, của người miền Bắc nói riêng. Người Hà Nội lại trau chuốt, tỉ mỉ và "sành". Nên dù thế sự có đổi thay, xã hội có phát triển không ngừng nghỉ, Tết của người Hà Nội vẫn mang trong mình những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mà chẳng nơi nào khác có được.
Bộ quà “Phố Bốn Mùa” được lấy cảm hứng từ câu chuyện về những gánh hàng rong trường tồn trên mảnh đất Hà Thành. Chẳng có mùa nào trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ta lại không bắt gặp những quang gánh dân dã hay những chiếc xe đạp chở đầy hoa trên khắp 36 phố phường.
Mỗi khi nghĩ tới hương vị của Tết Nguyên Đán, bao đời nay người Việt có một thức quà vặt không thể thiếu đó chính là mứt cổ truyền. Nếu như “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì mứt Tết chẳng khác nào món khai vị cho mọi chuyến viếng thăm, chúc tụng trong dịp đầu năm mới.
Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Người Việt tin rằng, Tết Nguyên đán sẽ xua đi những điều không may mắn, không thuận lợi của một năm đã qua để đón nhận những điều mới đầy lạc quan, đầy hy vọng và đẹp tươi trong năm mới đến.
Bộ quà “Xuân Phố Cổ” được lấy cảm hứng từ mùa xuân trên con phố Hà Nội cổ kính, xưa cũ mà mỗi khi nhắc đến nét cổ kính của người Tràng An ai nấy cũng đều nghĩ ngay đến những ngõ ngách thân quen của Phố Cổ Hà Nội.
Ngày 22/12/2018 vừa qua, Hồng Lam chính thức khai trương cửa hàng số 27 tại 540 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội. Tọa lạc ngay chính giữa khu vực trung tâm Trương Định, cửa hàng số 27 của Hồng Lam đã đánh dấu chặng đường của Hồng Lam trong năm 2018 vô cùng thăng trầm.
Hà Nội có những chiều Thu xao xuyến lòng, có những ngày Đông tâm tình se sẽ, có những nếp nhà yên ắng mùa trôi qua, có những thức quà dân gian bình dị để người đi xa một lòng hoài nhớ, người chưa gặp chẳng nguôi được nỗi tương tư. Ai vấn vương lòng thủ đô văn hiến, ai mê mệt những dân dã mùa quê hẳn luôn nhớ tới hương vị chua ngọt ô mai mơ, món quà thuần nhiên mang tâm hồn Hà Nội.
Đất nước chúng ta được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu hiền hòa và đất đai màu mỡ nên nơi đây có rất nhiều loại cây trồng được gọi là thần dược tốt cho sức khỏe của con người. Trong đó sự hợp nhất của đất trời tuyệt diệu nhất mà ta không thể bỏ qua đó là Bột Sắn dây
Những thứ ánh sáng đặc quánh màu hổ phách đổ xuống đường, tinh nghịch chạy nhảy len lỏi vào khắp các góc phố Hà Nội. Đây cũng là dấu hiệu của cái nắng hanh hao tháng 5.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập